Máy bay Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã ở cự ly rất gần nhau trên một
đường băng (350m). Một chiếc vừa hạ cánh, chiếc còn lại đang
quay đầu tại vòng cua để chuẩn bị
cất cánh. Người cho phép máy bay
cất
cánh khi đó là ai?
Máy bay Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã ở cự ly rất gần nhau trên một đường băng (350m). Máy bay VNA vừa hạ cánh, chiếc còn lại (JPA) đang quay đầu tại vòng cua để chuẩn bị
cất cánh. Người cho phép máy bay
cất cánh khi đó là ai?
Máy bay Vietnam Airlines đi TP.HCM hạ xuống Cam Ranh
Những sự cố rợn tóc gáy của hàng không Việt
Xem bài khác trên Vef.vn
Một nguồn tin của báo Tiền phong cho hay, người ra huấn lệnh
cất cánh cho chuyến bay số hiệu PIC595 (của Jetstar Pacific lúc 20h46 ngày 27/6, tại sân bay Đà Nẵng) là một nhân viên không lưu tập sự.
Tờ báo này đã trích lại thông tin từ băng ghi âm cuộc điện đàm, cho thấy tại giây thứ nhất (khi sự cố bắt đầu xảy ra), nữ kiểm soát không lưu phát lệnh: “Đường băng thoáng, cho phép PIC595
cất cánh”. Cùng giây đó, phi công của Vietnam Airlines (vừa hạ cánh, đang điều khiển máy bay trên đường băng vào chỗ đỗ) thốt lên: “A, chúng tôi chưa ra khỏi đường băng, chị đã cho huấn lệnh
cất cánh là hơi sai rồi đấy nhé”.
Ngay lập tức (khoảng ba giây sau), nhân viên điều hành bay có nhiệm vụ
giám sát nhân viên tập sự giật micro điều hành, nói: “Hủy
cất cánh”. Một
giây tiếp theo, máy bay Jetstar hủy
cất cánh. Sự việc xảy ra tổng cộng
trong 4 giây. Được biết, khoảng cách giữa hai máy bay này khoảng 350m.
Mô phỏng tình huống 2 máy bay suýt đụng nhau trên đường băng sân bay quốc tế Đà Nẵng (Tiền phong)
Sau đó, phi công nói lại với nữ nhân viên không lưu
: “Lần sau cẩn thận chút nghe chị, bọn em xém chết rồi đấy”. Nữ nhân viên tập sự nói: “Dạ rồi anh, em cảm ơn anh nhiều ạ”.
Sáng 11/7, trong cuộc họp bàn về chậm, hủy chuyến bay, Bộ trưởng GTVT ?
?inh La Thăng nhắc đến tình huống này và nói: “Nếu máy bay
cất cánh thật sẽ là thảm họa”.
Chiều cùng ngày, trong thông c?
?o g??i báo chí, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho hay đã quyết định thu hồi giấy phép và chứng chỉ của kíp trưởng kíp trực Phan Nho Quang vì đã để xảy ra vụ việc.
Riêng nữ nhân viên không lưu đang thực tập - người đã ra lệnh cho máy bay JPA
cất cánh - là Trương Nguyễn Quỳnh Anh sẽ không được làm thủ tục đề nghị và kiểm tra cấp giấy phép trong phạm vi tối thiểu 1 năm kể từ ngày xảy ra sự cố để tiếp tục huấn luyện thêm.
Máy bay Vietnam Airlines gần một phút sau mới rời đường băng vào sân đỗ (ảnh minh họa)
Đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Cục Hàng không quyết định đình chỉ công việc đối với Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Trung trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký công văn thông báo kết quả điều tra sự cố để thực hiện việc kiểm điểm và xử lý trách nhiệm.
Đồng thời, yêu cầu tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm Phó Giám đốc phụ trách công tác không lưu và Phó Giám đốc trực ngày 27/6/2014.
Cục cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét kỷ luật đối với cán bộ lãnh
đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu đã để xảy ra các vi phạm tại đơn vị thuộc quyền quản lý.
Chuyến bay HVN130 của Vietnam Airlines hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng lúc 20 giờ 41' tối ngày 27/6 trên đường băng 17 trái, trong khi đó chuyến bay PIC595 của Jetstar Pacific cũng chuẩn bị
cất cánh đi TP.HCM trên cùng đường băng.
Tuy nhiên, kiểm soát viên không lưu đã chỉ thị cho tàu bay Jetstar Pacific
cất cánh khi tàu bay của Vietnam Airlines chưa ra khỏi đường băng. Ngay khi phát hiện ra sự cố, kiểm soát viên không lưu hốt hoảng hủy lệnh
cất cánh đối với Jetstar Pacific. 56 giây sau, máy bay của Vietnam Airlines mới rời khỏi đường băng, đủ điều kiện cho Jetstar Pacific
cất cánh.
P.N
Lâu đài đá cuội hoang phế,
đại gia Hà thành vỡ mộng bồng lai
Anh 'gây bão', em 'tạo sóng': Đáng nể nhà
đại gia Việt
Nhan nhản đồ nghề tình báo: Ăn gì, chơi đâu đều lộ
'Nợ xấu bất động sản toàn của
đại gia có thế lực'
Quảng Ninh: Tôm, cá, ghẹ chết bất thường bên lọ thuốc 'lạ'
Chơi xế cổ, lời bạc tỷ
Nguồn bài viết : Xổ Số Power 6/55