Thị trường tiền tệ vẫn đang trong tình trạng loạn lãi suất, kể cả lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay.
- Thị trường tiền tệ vẫn đang trong tình trạng loạn lãi suất, kể cả lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay. Mỗi ngân
hàng 1 lãi suất và khoảng cách chênh lệch khá lớn khiến
cho nhiều người có tiền đang đau đầu tìm chỗ gửi sao cho có lợi nhất khi vốn nhàn rỗi mà chưa biết đổ vào đâu.
Ôm tiền thừa, rối bời tìm lãi suất cao gửi tiết kiệm
Giật nợ tín dụng đen lãi suất 300% lo Tết
Bí ẩn sau cuộc đua phá đáy lãi suất
Xem bài khác trên Vef.vn
Chênh lệch lớn
Cập nhật thị trường những ngày gần đây khi tiền tại các ngân
hàng đang thừa nhiều cho thấy, lãi suất huy động VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các ngân
hàng từ 1%- 2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5% -7,9%/năm, kỳ hạn từ 6- dưới 12 tháng từ 6,5%- 8,2%, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5- trên 9%/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, chênh lệch lãi suất huy động của các ngân
hàng như vậy là khá lớn. Những ngân
hàng có uy tín, mạng lưới rộng khắp đang thừa vốn đã giảm lãi suất huy động xuống
rất thấp, hơn mức trần quy định.
Ngược lại, không ít NH đang duy trì lãi suất huy động khá cao, cùng kỳ hạn nhưng chênh lệch lên tới gần 3% so với những ngân
hàng trên.
Chênh lệch lãi suất huy động của các ngân
hàng khá lớn.
Khi lãi suất huy động của các ngân
hàng có khoảng cách lớn thì dẫn đến lãi suất cho vay cũng có khoảng cách tương tự. Trên thực tế lãi suất cho vay của các ngân
hàng hiện chênh lệch khá lớn. Có ngân
hàng đang có gói cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn với lãi suất chỉ 5%/ năm, thì ở nhiều ngân
hàng khác lại cho vay mức 7%, 8% , 9%, 11%, thậm chí là 14 %. Như vậy một mặt bằng lãi suất đến nay vẫn đang loạn.
Chỉ qua chênh lệch về lãi suất như vậy, các ý kiến cho rằng có thể thấy công cuộc tái cơ cấu ngân
hàng vẫn chưa đâu vào đâu, ngân
hàng yếu kém vẫn còn tồn tại nhiều. Những ngân
hàng này có hệ thống mạng lưới nhỏ bé, hạn hẹp, uy tín thấp, nợ xấu cao, không thể huy động được nguồn vốn dồi dào, giá rẻ nên buộc phải duy trì lãi suất huy động cao để bù đắp thanh khoản.
"Chỉ cần nhìn vào bảng lãi suất huy động của các ngân
hàng sẽ nhận ra được ngân
hàng nào mạnh, ngân
hàng nào yếu kém', một chuyên gia tài chính nhận xét.
Vị chuyên gia này còn cho rằng, thị trường tiền tệ liên ngân
hàng của Việt Nam thời gian qua không có sự phát triển. Nếu thị trường tiền tệ liên ngân
hàng phát triển thì những ngân
hàng thừa vốn không cho vay ra nền kinh tế đư?
?c có thể cho vay các ngân
hàng khác thông qua thị trường này. Khi đó các ngân
hàng nhỏ sẽ huy động được nguồn vốn rẻ chứ không quá cao lên tới 9% như hiện nay.
Lý do là vì các ngân
hàng yếu không tạo ra được lòng tin với các ngân
hàng mạnh. Cho vay khó thu hồi, vốn vay biến thành nợ xấu, thực tế này đã xảy ra trên thị trường liên ngân
hàng, ở đó những ngân
hàng mạnh bị mất vốn.
Chính vì vậy mà nhiều ngân
hàng thừa vốn nhưng nhất quyết không đẩy ra thị trường liên ngân
hàng, không mạnh dạn cho vay lẫn nhau, hoặc đòi phải có tài sản đảm bảo. Ngược lại những ngân
hàng yếu không thể vay được trên thị trường này cứ ra huy động vốn trên thị trường dân cư với lãi suất cao và tạo nên sự chênh lệch lớn về lãi suất như hiện nay.
Lãi suất cao hơn lợi nhuận
Khi lãi suất cho vay có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân
hàng sẽ làm cho sức cạnh tranh của các DN cũng bị phân hóa. Những DN nhận được khoản vay với lãi suất thấp đương nhiên sẽ có chi phí thấp và có sức cạnh tranh cao hơn, hoạt động tốt hơn ngược lại, những DN phải vay với lãi suất cao, sẽ có chi phí cao, làm cho khả năng cạnh tranh giảm và gia tăng rủi ro.
Chênh lệch lãi suất giữa các NH cũng khiến sức cạnh tranh của các DN cũng bị phân hóa.
Đặc biệt với các ngân
hàng đang huy động vốn mức 9%/ năm thì cho vay ra sẽ phải từ 12%- 13%/năm, là mức khá cao. Theo các chuyên gia, nếu như các ngân
hàng này huy động được vốn trên thị trường liên ngân
hàng với mức lãi suất thấp thì lãi suất cho vay thấp và mặt bằng lãi suất chung sẽ thấp hơn
rất nhiều. Như vậy các DN dễ tiếp cận được vốn hơn, rủi ro thấp hơn.
Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều DN cho biết lãi suất cao khiến họ không còn lợi nhuận và không dám vay vốn. Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa, đến nay lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh, song vẫn còn cao gần gấp đôi so với khả năng sinh lời của DN. Hiện lợi nhuận của các DN bình quân chỉ ở mức 6% - 7%/ năm, nếu vay vốn lãi suất cao hơn chắc chắn sẽ thua lỗ, ông Kiêm cho biết. Đây cũng chính là lý do mà Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối ( Bộ NN và PTNT) vừa kiến nghị Chính phủ giảm lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển đối với ngành nông nghiệp xuống còn 5 - 6%/năm, so với mức hiện tại từ 9% -11,5%/năm.
Nếu như công việc tái cơ cấu các ngân
hàng yếu kém diễn ra đúng kế hoạch thì đến nay các ngân
hàng yếu kém đã được xử lý và niềm tin đã quay lại, thị trường liên ngân
hàng chắc chắn đã phát triển. Ở đó những ngân
hàng thừa vốn v
à thiếu vốn có thể tìm đến với nhau. Nhiều ngân
hàng sẽ tìm được nguồn vốn rẻ và nhiều ngân
hàng sẽ giải quyết được một lượng lớn vốn thừa, còn DN sẽ được vay vốn với lãi suất thấp hơn. Quá trình xử lý các ngân
hàng yếu kém diễn ra chậm hơn so với dự kiến dẫn đến muốn làm gì cũng bị vướng, ông Cao Sỹ Kiêm nhận xét.
Trần Thủy
Lâu đài ngựa vàng của đại gia Hải Phòng
Johnathan Hạnh Nguyễn thua vợ vì nóng vội
Nhận quà 8/3 rồi nhờ bán lấy tiền mặt
Xe máy Sài Gòn đóng phí 150 ngàn/năm
Chuyện động trời ở làng rau sạch lớn nhất Hà Nội
Nguồn bài viết : EvoPlay Điện Tử